Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến và đang có xu hướng gia tăng

Mới mổ thoát vị đĩa đệm đã tái phát có sao không?

Dùng TPCN Cốt Thoái Vương có cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm L4-L5?

Thoát vị đĩa đệm nên tập luyện, ăn uống thế nào?

Dùng loại thực phẩm chức năng nào tốt cho thoát vị đĩa đệm?

Đau lưng nhiều khi ngồi: Khi một người ngồi xuống, tải trọng trên các đĩa ở lưng dưới tăng gấp 3 lần so với khi đứng. Thông thường, đĩa đệm lưng có cấu tạo gồm nhân nhầy, bao quanh là các vòng sợi và dây chằng. Khi lớp sợi bên ngoài bị rách, lớp nhân bên trong bị ép ra ngoài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm khi ngồi, gây đau đớn.

Đau lưng dữ dội khi vươn hoặc xoay người: Bình thường, các đĩa đệm vẫn chịu áp lực cơ học của các chuyển động hàng ngày, hấp thụ áp lực và giữ cho cột sống linh hoạt kể cả khi di chuyển và các động tác uốn cong người. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm thoái hóa, chúng không còn tác dụng làm lớp đệm mềm giữa các đốt sống. Không có lớp đệm này, độ dẻo dai của cơ thể giảm đi, khiến ta khó cúi, vươn hoặc xoay người.

Đau thần kinh tọa: Những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bị đau thần kinh tọa, một cơn đau bắt đầu ở lưng dưới hoặc mông, sau đó đi xuống một hoặc cả hai chân đến bàn chân hoặc bắp chân.

Tê và đau nhói các chi:  Các đĩa đệm bị thoát vị ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở cổ gây áp lực lên tủy sống và gây ngứa ran, đau hoặc tê ở cánh tay hoặc bàn tay. Người bị đau thần kinh hông có thể bị tê ở cẳng chân.

Chuột rút: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ giảm khả năng cung cấp lớp đệm mềm giữa các đốt sống, và các đốt sống sẽ dần bị lệch. Điều này ảnh hưởng đến các xương lân cận và có thể gây chèn ép các dây thần kinh hoặc chuột rút cơ. Thoát vị đĩa đệm thường đi kèm với viêm xương khớp.

Đau cổ hoặc cánh tay:  Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở khu vực cổ, người bệnh sẽ gặp cơn đau bắt đầu với cảm giác đơ cứng cổ, rồi lan dần ra vai, cánh tay và bàn tay. Khi đĩa đệm cổ mất đi dịch nhầy, chúng sẽ trở nên khô và kém linh hoạt. Các động tác đơn giản như quay đầu cũng có thể gây đau đớn.

Chấn thương: Đôi khi một chấn thương như ngã cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đĩa đệm, nhất là đối với người cao tuổi. Cơn đau sau chấn thương sẽ dần biến mất ở người bình thường; nhưng đối với người bị thoát vị đĩa đệm, không những cơn đau này kéo dài, mà còn đi kèm với sưng phù và các triệu chứng thoát vị nặng hơn.

Suy yếu cơ ở chân hoặc hông: Thoát vị đĩa đệm có thể gây tổn thương gốc thần kinh, làm suy yếu cơ chân hoặc hông. Các triệu chứng này có thể đi kèm với cơn đau lan rộng hoặc mất cảm giác ở chân.

Cột sống không ổn định: Người bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác cổ hoặc lưng như bị "rời ra". Đó là do sự mất ổn định cột sống vì thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đứng dậy từ ghế ngồi hoặc khi muốn ngồi thẳng lưng.


Nguyên Hương H+ (Theo Facty)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp